Hồ sơ xin giấy phép lao động là bước chuẩn bị quan trọng, quyết định người nước ngoài có được cấp loại giấy tờ này hay không. Vậy bộ hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì? Cần lưu ý gì với các loại giấy tờ, văn bản đó?
Tóm tắt nội dung
Yêu cầu về giấy tờ trong hồ sơ xin giấy phép lao động
Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động
Người lao động nước ngoài làm việc trên 3 tháng tại các tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, bắt buộc phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài và ký hợp đồng lao động. Để xin cấp mới giấy phép lao động, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, văn bản sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Giấy chứng nhận hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
- Phiếu lý lịch tư pháp hay văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp.
- Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- 2 ảnh màu 4x6, phông nền trắng.
- Các giấy tờ liên quan đến lao động nước ngoài, tùy theo từng trường hợp cụ thể:
- Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ.
- Trường hợp làm việc cho người sử dụng lao động tại TP Hồ Chí Minh: Hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận ký kết giữa 2 bên.
- Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa 2 bên và giấy xác nhận làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài ít nhất 2 năm.
- Trường hợp chào bán dịch vụ: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Trường hợp làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại TP Hồ Chí Minh: Giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế được phép hoạt động tại TP Hồ Chí Minh.
- Trường hợp người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Trường hợp nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật: Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.
Chứng nhận được đạo tào phù hợp với vị trí công việc
Lưu ý: Các giấy tờ viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật tư pháp hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động
Trường hợp được cấp lại giấy phép lao động:
- Còn thời hạn nhưng bị mất, bị hỏng hoặc cần thay đổi nội dung trong giấy phép lao động.
- Sắp hết hạn và cần gia hạn để tiếp tục làm việc tại Việt Nam (còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày).
Các loại giấy tờ, văn bản cần chuẩn bị gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- 1 bản chụp hộ chiếu kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 1 bản sao có chứng thực.
- 2 ảnh màu 4x6, phông nền trắng.
- Các loại giấy tờ khác:
- GPLĐ còn thời hạn nhưng bị mất thì cần có giấy xác nhận của công an xã, phường hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- GPLĐ còn thời hạn nhưng cần thay đổi nội dung thì cần có các giấy tờ chứng minh.
- GPLĐ sắp hết hạn, còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì cần giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe và các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài theo khoản 07 điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.
- Một số giấy tờ liên quan đến lao động nước ngoài.
Lưu ý: Các giấy tờ trên nếu là của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cấp lại giấy phép lao động tại Nhị Gia
Hồ sơ miễn giấy phép lao động
Theo Điều 7 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP, có rất nhiều trường hợp miễn giấy phép lao động, nhưng yêu cầu người lao động nước ngoài phải làm thủ tục xác nhận với Sở Lao động, Thương binh và Xã Hội.
Hồ sơ xin miễn giấy phép lao động gồm:
- Văn bản đề nghị xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Văn bản cung cấp đầy đủ thông tin của người lao động nước ngoài với nội dung:
- Họ và tên;
- Tuổi;
- Giới tính;
- Quốc tịch;
- Số hộ chiếu;
- Ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc;
- Vị trí công việc của người lao động nước ngoài.
- Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Gồm 1 bản chính hoặc 1 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Nếu không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Một số lưu ý về giấy phép lao động
- Các giấy tờ theo quy định trên nếu do cơ quan của nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật tư pháp hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Những giấy tờ của nước ngoài để được công nhận và sử dụng hợp pháp tại Việt Nam yêu cầu phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận
- Giấy phép lao động cấp tối đa 02 năm. Trong khoảng thời gian từ 05 - 45 ngày trước khi hết hạn, người sử dụng lao động cần làm thủ tục xin cấp mới.
- Nếu người nước ngoài vẫn sử dụng giấy phép lao động quá hạn sẽ bị coi là lao động bất hợp pháp và có thể xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp sử dụng lao động (theo Điều 22 – Nghị định số 95/2013/NĐ-CP).
- Với những đối tượng được miễn giấy phép lao động vẫn phải làm thủ tục xác nhận với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Hy vọng những thông tin về hồ sơ xin giấy phép lao động trên sẽ hữu ích với bạn. Bất cứ câu hỏi hoặc cần giải đáp về dịch vụ giấy phép lao động, vui lòng liên hệ với Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654. Đội ngũ chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn 24/7.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- HỒ SƠ GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa
- Visa LĐ2 cấp cho trường hợp nào? Thủ tục gồm có gì?