Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài Trường Hợp Chuyển Sang Công Ty Mới

Ngày đăng: 04/09/2020



Lao động người nước ngoài đã chấm dứt hợp đồng lao động và muốn chuyển sang công ty mới, phải thay đổi giấy phép lao động không? Nếu có thì thủ tục cần thiết để cấp giấy phép lao động như thế nào? Cùng Nhị Gia giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây!

Lao động nước ngoài chuyển công ty có phải cấp giấy phép lao động?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 174 BLLĐ 2012, khi cá nhân là lao động nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ chuyển sang công ty mới làm việc thì giấy phép lao động sẽ bị hết hiệu lực.

Do đó, trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty này thì không thể chuyển giấy phép lao động của người nước ngoài từ công ty này sang công ty khác được mà cần phải thực hiện thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động.

Lao động nước ngoài chuyển công ty, có phải cấp giấy phép lao động không

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

Các loại giấy tờ, văn bản cần chuẩn bị để cấp mới giấy phép lao động trường hợp lao động nước ngoài chuyển công ty:

  1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
  2. Hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
  3. 02 hình màu 4x6, phông nền trắng và chụp 3 tháng gần nhất.
  4. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
  5. Phiếu lý lịch tư pháp hay văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp.
  6. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  7. Các giấy tờ liên quan đến lao động nước ngoài, tùy theo từng trường hợp cụ thể:

+ Trường hợp làm việc cho người sử dụng lao động tại TP Hồ Chí Minh: Hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận ký kết giữa 2 bên.

+ Trường hợp nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa 2 bên và giấy xác nhận làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài ít nhất 2 năm.

+ Trường hợp chào bán dịch vụ: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh để đàm phán cung cấp dịch vụ.

+ Trường hợp làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại TP Hồ Chí Minh: Giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế được phép hoạt động tại TP Hồ Chí Minh.

+ Trường hợp người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại: Văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người nước ngoài vào TP Hồ Chí Minh để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

+ Trường hợp nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật: Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.

Lưu ý: Các giấy tờ theo quy định này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

>> Tìm hiểu thêm: Các quy định mới dành cho nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc ở Việt Nam

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

Trình tự cấp giấy phép lao động

+ Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động.

+ Dao động từ 7 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung về thủ tục cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài chuyển công ty mới. Mọi vướng mắc về thông tin cũng như cần xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bạn vui lòng liên hệ với Nhị Gia qua hotline 1900 6654. Đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn!


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Đánh giá: 5/5 trong 500 Đánh giá