Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp - một trong những hình thức lao động là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP). Và người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ theo quy định thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động (còn gọi là miễn giấy phép lao động).
Tóm tắt nội dung
Đối tượng thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Đối tượng thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
Cụ thể, tại khoản 1 và khoản 7 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP giải thích:
- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
- Hiện diện thương mại bao gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tóm lại, lao động nước ngoài được xem là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật;
- Phải được tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;
- Doanh nghiệp Việt Nam phải là hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài.
11 ngành dịch vụ không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 152/2020 NĐ-CP quy định:
“Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: Kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động (hay còn gọi là miễn giấy phép lao động).
11 trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Trường hợp cụ thể về di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp
Cụ thể: Công ty mẹ của Công ty X ở Nhật Bản thành lập công ty con tại TP. Hải Phòng. Công ty con lại lập 2 chi nhánh ở Hà Nội và TPHCM.
Công ty mẹ ở Nhật có kế hoạch cử 1 nhà quản lý và 1 chuyên gia có trình độ phù hợp đã, đang công tác tại công ty mẹ trên 12 tháng sang làm việc tại Việt Nam, chi nhánh Hà Nội và TPHCM.
Như vậy, theo quy định trong trường hợp này, khi Công mẹ tại Nhật cử người nước ngoài sang làm việc tại chi nhánh/ văn phòng đại diện do công ty con tại Việt Nam thành lập thì không được coi là di chuyển nội bộ doanh nghiệp.
Trường hợp cụ thể về di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp
Người lao động sẽ thuộc đối tượng di chuyển nội bộ doanh nghiệp chỉ khi:
- Làm việc tại Công ty con được thành lập trực tiếp bởi Công ty mẹ ở nước ngoài;
- Hoặc làm việc tại Chi nhánh/ Văn phòng đại diện được thành lập trực tiếp bởi Công ty mẹ ở nước ngoài.
Quý khách hàng đang băn khoăn không biết bản thân/ bạn bè/ nhân viên của mình thuộc trường hợp cần xin cấp giấy phép lao động hay được miễn giấy phép lao động. Vui lòng liên hệ ngay:
- Hotline: 1900 6654 - 0906 736 788
- Email: info@nhigia.vn
- Địa chỉ: 186-188 Nguyễn Duy, phường 09, quận 08, TP HCM
Đội ngũ chuyên viên hơn 16 năm kinh nghiệm sẽ tư vấn trực tiếp và hướng dẫn thủ tục hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Liên hệ Nhị Gia để được hỗ trợ kịp thời!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- BỘ LUẬT LAO ĐỘNG SỐ 45/2019/QH14 CÓ ĐIỂM GÌ NỔI BẬT?
- CẬP NHẬT THAY ĐỔI ĐÁNG CHÚ Ý VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI THEO NGHỊ ĐỊNH 70/2023/NĐ-CP
- CÁC QUY ĐỊNH MỚI DÀNH CHO NHÀ QUẢN LÝ, GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH, CHUYÊN GIA, LAO ĐỘNG KỸ THUẬT NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM
- Tin vui! Công dân Việt Nam được miễn thị thực khi đến Ca-dăc-xtan
- Cập Nhật Thay Đổi Đáng Chú Ý Về Sử Dụng Lao Động Nước Ngoài Theo Nghị Định 70/2023/NĐ-CP
- Canada Cập Nhật Chính Sách Visa Du Lịch – Áp Dụng từ 06/11/2024
- Visa NG3 là gì? Hướng dẫn xin cấp visa NG3 cho người nước ngoài
- Hướng dẫn xin thị thực du học (Visa du học Việt Nam) cho người nước ngoài