Ngoài những giấy tờ cơ bản, nhà quản lý cần bổ sung các loại hồ sơ nào khác không? Thủ tục làm giấy phép lao động cho quản lý người nước ngoài liệu có phức tạp?
Tóm tắt nội dung:
Thế nào là nhà quản lý?
Nhà quản lý là người chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành các hoạt động của một tổ chức hay một phần của tổ chức, sở hữu quyền lực và trách nhiệm quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của công ty.
Đối với vị trí nhà quản lý là người nước ngoài, giấy phép lao động là giấy tờ bắt buộc để người lao động nước ngoài được phép làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Trong số các đối tượng vào Việt Nam làm việc được cấp giấy phép lao động, vị trí nhà quản lý là vị trí được chấp thuận dễ dàng nhất. Bởi lẽ đây là người lao động nước ngoài chất lượng cao và có sự đóng góp nhất định cho sự phát triển của các đơn vị công ty trong nước.
GPLĐ cho cấp quản lý người nước ngoài được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Người nước ngoài được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị tại Việt Nam;
- Người nước ngoài được cử đến làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
- Người nước ngoài được mời sang Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoặc làm việc trong các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Một số chức danh khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài theo diện nhà quản lý như:
- Nhà quản lý - Chủ tịch công ty;
- Nhà quản lý - Tổng Giám đốc;
- Nhà quản lý - Giám đốc;
- Nhà quản lý - Phó Giám đốc;
- Nhà quản lý - Trưởng văn phòng đại diện.
Thủ tục làm giấy phép lao động cho quản lý người nước ngoài 2024
Quá trình làm thủ tục làm giấy phép lao động cho quản lý đòi hỏi tuân thủ theo quy trình chi tiết bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp đơn tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Cơ quan sẽ xem xét và xử lý hồ sơ theo quy trình và thời gian quy định để cấp GPLĐ cho người nước ngoài.
Bước 1: Đăng tuyển trên hệ thống Cổng thông tin việc làm quốc gia: trung tâm giới thiệu việc làm
Theo quy định, chỉ khi doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động người Việt Nam thì mới được phép tuyển dụng lao động người nước ngoài vào làm vị trí làm việc đó.
Cụ thể:
- Người sử dụng lao động phải đăng tuyển công khai thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài.
- Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc.
- Người lao động nước ngoài có nhu cầu tìm việc có thể truy cập Cổng thông tin điện tử của trung tâm giới thiệu việc làm để tham khảo các vị trí công việc, có thể ứng tuyển nếu đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
- Sau thời gian đăng tuyển công khai mà không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị trí trên, người sử dụng lao động mới làm báo cáo giải trình xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài gửi cơ quan chức năng theo quy định.
Do đó, trước khi đăng tuyển lao động nước ngoài trên hệ thống Cổng thông tin việc làm quốc gia, người sử dụng lao động phải xác định rõ nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc).
Bước 2: Sau khi có kết quả ở bước 1, nộp hồ sơ xin nhu cầu sử dụng lao động
Sau khi có kết quả không tuyển dụng được người VN vào các vị trí cần tuyển người lao động nước ngoài trên hệ thống Cổng thông tin việc làm quốc gia, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại đơn vị thông qua hình thức trực tiếp hoặc online qua mạng.
Hồ sơ báo cáo giải trình nhu cầu gồm:
- Công văn đề nghị theo mẫu.
- Giấy tờ chứng minh tuyển dụng.
- Các giấy tờ khác có liên quan (đăng ký kinh doanh,...)
Thời hạn giải quyết là tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ:
- Nộp trực tiếp: Doanh nghiệp nộp tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh.
- Nộp online: Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
Đặc biệt, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc ít nhất 15 ngày trước ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp mới GPLĐ
Người sử dụng lao động phải nộp bộ hồ sơ xin cấp phép lao động cùng công văn chấp thuận tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Hồ sơ làm giấy phép lao động cho quản lý bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu. Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm thì trong văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động phải liệt kê đầy đủ các địa điểm làm việc.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe chứng minh người lao động nước ngoài có đủ sức khỏe để làm việc tại Việt Nam: Do cơ quan y tế có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Phiếu lý lịch tư pháp có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
- 02 ảnh màu kích thước 4cm x 6cm.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài chứng minh theo các hình thức làm việc.
Các giấy tờ như bằng cấp, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, văn bản xác nhận nhà quản lý, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe do cơ quan nước ngoài cấp,... là 01 bản gốc hoặc bản sao được dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực, phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Xin giấy phép lao động cho quản lý cần lưu ý điều gì?
Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần tuân thủ theo pháp luật lao động Việt Nam. Do đó, người nước ngoài khi xin cấp GPLĐ tại Việt Nam cần có đủ các điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
- Tình trạng sức khỏe đáp ứng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Không phải là người đang thi hành án, chưa được xóa án tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của nước ngoài và Việt Nam.
Ngoài ra, khi người lao động nước ngoài cấp quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật xin cấp GPLĐ cần có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo quy định, bao gồm:
Đối với Giám đốc điều hành, nhà quản lý:
Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định, bao gồm các loại giấy tờ:
- Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận thành lập hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Nghị quyết hoặc Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đối với vị trí chuyên gia:
Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, được hợp pháp hóa Lãnh sự.
>> Tham khảo thêm: Thủ Tục Làm Giấy Phép Lao Động Cho Chuyên Gia Nước Ngoài
Đối với vị trí lao động kỹ thuật:
Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam được hợp pháp hóa Lãnh sự.
>> Tham khảo thêm: Thủ Tục Xin Giấy Phép Lao Động Cho Lao Động Kỹ Thuật Nước Ngoài
Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép lao động cho quản lý trong bao lâu?
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc khu vực trung ương sẽ có văn bản chấp thuận, hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình, hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành thủ tục cấp GPLĐ cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt cấp GPLĐ sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Hồ sơ sẽ được xem xét và xử lý một cách nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình cấp phép.
Để đảm bảo tiến trình xin cấp GPLĐ diễn ra nhanh chóng, việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và rõ ràng ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm công sức. Nhằm đảm bảo rằng những nhà quản lý nước ngoài có thể thuận lợi và nhanh chóng hoàn tất thủ tục cấp phép lao động mà không gặp phải quá nhiều trở ngại không cần thiết trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Với sứ mệnh rút ngắn thời gian cũng như chuẩn bị hồ sơ, thủ tục làm giấy phép lao động cho quản lý người nước ngoài một cách chu đáo nhất, Nhị Gia chính là một trong những đơn vị hàng đầu sở hữu thế mạnh vượt trội trong ngành, được hàng triệu người nước ngoài tin tưởng gửi gắm hồ sơ.
Để xây dựng lòng tin từ quý khách hàng trong và ngoài nước, nhiều năm qua Nhị Gia đã không ngừng xây dựng đội ngũ vững mạnh với:
- Hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn và làm các dịch vụ GPLĐ, thực hiện thành công việc xin cấp GPLĐ cho hàng triệu khách hàng đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
- Đội ngũ chuyên gia pháp lý có thể giải đáp và tư vấn chính xác những bận tâm của khách hàng.
- Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đã thỏa thuận, tuân thủ đúng quy định pháp luật.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu.
- Bảo mật tuyệt đối mọi thông tin mà khách hàng cung cấp.
Liên hệ ngay với Nhị Gia khi có nhu cầu tư vấn và thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho quản lý người nước ngoài. Rất mong nhận được sự hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của quý khách hàng!
Đặt lịch tư vấn với các chuyên viên Nhị Gia qua các phương thức sau:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NHỊ GIA
- Địa chỉ: 186-188 Nguyễn Duy, Phường 09, Quận 08, TP HCM
- Hotline: 1900 6654
- Email: info@nhigia.vn
- Facebook: www.facebook.com/nhigia
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: