Phiếu lý lịch tư pháp số 2 và những thông tin bạn cần biết

Ngày đăng: 10/03/2018



Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có thể ủy quyền làm được không? Hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 2 cần những gì? Thủ tục như thế nào? … là những câu hỏi mà Nhị Gia nhận được rất nhiều trong thời gian gần đây. Về nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp số 2. Theo dõi bài viết sau đây về để có được câu trả lời chính xác nhất!

Phiếu lý lịch tư pháp cần để làm gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì? – Là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng ( xin được viết tắt là LLTP ). ( Gồm Công an, Viện kiểm sát hoặc Toà án ). Để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân. Để người đó nắm được nội dung về hồ sơ lý lịch của bản thân mình.

 

Như vậy mục đích của việc cấp LLTP 2 gồm:

  • Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
  • Để người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Trong này sẽ ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa:

  • Thông tin cá nhân: Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh. Quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. Họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Với người đã bị kết án: Phiếu sẽ ghi đầy đủ án tích đã được xoá. Thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án.
  • Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng. Hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
  • Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau. Thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
  • Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp số 2

Theo quy định của pháp luật, ở trường hợp xin LLTP số 2. Người có nhu cầu xin phiếu phải có mặt tại Sở tư pháp để nộp hồ sơ.

Trong trường hợp người có nhu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp số 2. Nhưng đang định cư ở nước ngoài, không thể về Việt Nam để trực tiếp thực hiện thủ tục. Có thể nhờ con cái, cha mẹ, vợ chồng hoặc người ủy quyền để nộp thay. Tuy nhiên, người có nhu cầu xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp phải chuẩn bị đầy đủ các bước và hồ sơ sau:

Bước 1: Người có nhu cầu xin cấp phiếu phải đến trực tiếp Đại sứ quán. Lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại, khai tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 03/2013/TT-LLTP.

Sau đó yêu cầu Đại sứ quán, Lãnh sự quán chứng thực chữ ký trên tờ khai, đồng thời chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu gửi về cho người thân ở Việt Nam.

Bước 2: Sau khi người thân, người ủy quyền tại Việt Nam nhận được hồ sơ gửi về, trực tiếp mang hồ sơ đến nộp tại Trung tâm hành chính công tỉnh, thành phố.

Phiếu làm lý lịch tư pháp số 2 cần giấy tờ gì?

Hồ sơ xin LLTP số 2 cần chuẩn bị

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sau chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (đã được chứng thực tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán).
  • Bản sao sổ hộ khẩu của người được cấp phiếu Lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh (trường hợp không còn tên trong sổ hộ khẩu gia đình). Tuy nhiên từ ngày 01/07/2021, sẽ không cần sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú.
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ và giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền. Có 2 trường hợp sau:
  1. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp chứng minh nhân dân. Hộ chiếu, sổ hộ khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
  2. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu. Thì phải nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

LLTP số 2 có thời hạn bao lâu?

Hiện nay có quy định rõ ràng, thống nhất về thời hạn của lý lịch tư pháp số 2. Mà phải phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan. Phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Thời gian làm LLTP số 2 mất bao lâu?

  • Thời hạn xét duyệt lý lịch tư pháp không quá 10 ngày. Kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi ( hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài ). Hoặc người nước ngoài phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.
  • Nếu cần cấp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Phiếu LLTP số 2 làm ở đâu?

Giống như phiếu LLTP số 1, lý lịch tư pháp số 2 được cấp tại:

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia:

  • Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam.

Sở Tư pháp tỉnh, thành phố:

  • Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp số 2 tại TPHCM

Với hơn 15 năm uy tín và kinh nghiệm xử lý thành công hàng trăm ngàn hồ sơ. Nhị Gia hiểu được những khó khăn của khách hàng khi xin lý lịch tư pháp số 2. Cũng như cần một đơn vị chuyên nghiệp đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Chúng tôi cam kết:

  • Tư vấn miễn phí về cách loại lý lịch tư pháp.
  • Cam kết báo giá chỉ 1 lần và hợp đồng trọn gói.
  • Quy trình làm việc khép kín và đơn giản.
  • Hỗ trợ xử lý được các trường hợp hồ sơ đặc biệt và cần gấp.
  • Cập nhật nhanh chóng về tình trạng hồ sơ cho khách hàng.
  • Hỗ trợ giao nhận hồ sơ toàn quốc đến tận tay.

Mọi thông tin trên đều mang tính chất tham khảo. Nếu quý khách có nhu cầu cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 6654 để được tư vấn và hỗ trợ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC


Đánh giá: 5/5 trong 500 Đánh giá