Thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa gia hạn thị thực/visa và gia hạn tạm trú. Việc thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến quá hạn visa hoặc quá hạn tạm trú và khiến người nước ngoài bị xử phạt hành chính, thậm chí rơi vào danh sách đen của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Hãy cùng Nhị Gia giải đáp sự khác nhau giữa gia hạn visa và gia hạn tạm trú nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu thị thực là gì và thời gian tạm trú là gì?
Thị thực hay visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Thị thực có thể được dán lên một trang của hộ chiếu hoặc được cấp rời.
Trên thị thực ghi nhận nhiều thông tin, gồm:
+ Thông tin của người nước ngoài được cấp thị thực;
+ Thông tin của thị thực.
Trong đó, thông tin đáng lưu ý nhất là thời hạn thị thực/visa, thời hạn tạm trú và số lần nhập cảnh.
+ Thời hạn thị thực là khoảng thời gian mà thị thực còn hiệu lực.
+ Thời hạn tạm trú hay thời hạn cư trú là khoảng thời hạn mà người nước ngoài được ở lại Việt Nam.
Ví dụ: Người nước ngoài xin thị thực mục đích du lịch, có ký hiệu DL để nhập cảnh vào Việt Nam. Thông tin cần chú ý như sau: Thời hạn của thị thực DL 01 tháng, thời hạn tạm trú 15 ngày, nhập cảnh 1 lần và ngày cấp là 15/02/2020. Như vậy, ngày thị thực hết hạn và không còn sử dụng được là từ ngày 13/03/2020. Trong khoảng thời gian 1 tháng này, người nước ngoài có thể nhập cảnh Việt Nam vào bất kỳ thời điểm nào và được lưu trú tối đa 15 ngày trước khi xuất cảnh.
Gia hạn visa như thế nào?
Gia hạn thị thực/visa được thực hiện khi thị thực sắp hết hạn hay hết hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc gia hạn thời hạn của thị thực.
Ở nước ta, trước khi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam năm 2014 (Luật xuất nhập cảnh) có hiệu lực, quy định pháp luật về gia hạn thị thực vẫn còn tồn tại. Cho đến nay mọi người vẫn còn sử dụng thuật ngữ này.
Chính xác thì Luật xuất nhập cảnh có hiệu lực đã bỏ quy định này. Và các trường hợp hết hạn thị thực không thể gia hạn mà phải cấp lại. Thủ tục hồ sơ và trình tự cấp tương tự như trường hợp cấp mới:
+ Bản gốc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài còn thời hạn theo quy định.
+ Mẫu NA5 Đơn xin gia hạn visa, gia hạn tạm trú tại Việt Nam.
+ Giấy xác nhận tạm trú cấp bởi công an địa phương nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam.
+ Một số giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan xuất nhập cảnh.
Thời gian xét duyệt gia hạn visa khoảng 5 – 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Vui lòng liên hệ với Công ty Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654 để tìm hiểu thêm về dịch vụ gia hạn visa Việt Nam cho người nước ngoài uy tín và chuyên nghiệp.
Gia hạn tạm trú như thế nào?
Gia hạn tạm trú được thực hiện khi thời gian tạm trú sắp hết. Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam và có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị với cá nhân, cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh xin thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp chuẩn bị và nộp hồ sơ gia hạn tạm trú gồm:
+ Mẫu NA5 Tờ khai đề nghị cấp visa, thị thực, gia hạn tạm trú;
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài;
+ Văn bản giải trình lý do.
Thời gian xét duyệt gia hạn tạm trú khoảng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Tóm lại, gia hạn visa không phải gia hạn tạm trú. Đừng nhầm lẫn và cần phân biệt rõ để tránh những vi phạm không đáng có.
Trên đây là những thông tin quan trọng về gia hạn visa/thị thực và gia hạn tạm trú. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 6654 để có thêm kiến thức về pháp luật Việt Nam và dịch vụ pháp lý dành cho người nước ngoài. Nhị Gia hân hạnh phục vụ Quý khách!
TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
- Gia hạn visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài
- Gia hạn visa (thị thực) Việt Nam và những điều cần biết
- Hướng dẫn gia hạn tạm trú cho người nước ngoài được cấp giấy miễn thị thực
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Đà Nẵng Chính Thức Tiếp Nhận Hồ Sơ Visa Nhật Bản
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa