Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ban hành ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế nêu rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh, đi lại và cư trú ở khu kinh tế.
Theo đó, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế và các thành viên gia đình của họ được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp theo quy định; được tạm trú, thường trú trong khu kinh tế và ở Việt Nam theo quy định pháp luật về cư trú và phát luật về xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với khu kinh tế cửa khẩu, việc xuất nhập cảnh và cư trú được thực hiện theo quy định; công dân của huyện nước láng giềng có chung biên giới đối diện khu kinh tế cửa khẩu dược qua lại cửa khẩu vào khu kinh tế cửa khẩu bằng giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp hoặc các giấy tờ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều ước quốc tế giữa Việt nam và nước láng giềng có liên quan. Thời gian tạm trú tối đa của giấy thông hành nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu tối đa là 15 ngày và có thời hạn ít nhất là 45 ngày trước thời điểm nhập cảnh. Trường hợp muốn đi đến các địa điểm khác trong tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu thì cơ quan công an tại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị không quá 15 ngày.
Ảnh minh họa
Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước láng giềng có chung biên giới hoặc nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu, thời gian lưu trú không quá 15 ngày. Nếu những người này đi du lịch ra khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xét cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu.
Phương tiện vận tải hàng hóa của nước láng giềng và nước thứ ba được vào khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện các quy định của Hiệp định vận tải đường bộ, đường thủy giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới, chịu sự kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu. Trường hợp phương tiện vận tải này có nhu cầu giao nhận hàng hóa tại các địa điểm khác ngoài địa phận khu kinh tế cửa khẩu thì phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Người điều hành phương tiện (thuyền viên trên các tàu, lái xe, phụ xe) được ra vào khu kinh tế cửa khẩu bằng hộ chiếu, số thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, phù hợp với điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước láng giềng có liên quan.
Chủ hàng, chủ phương tiện cùng lái xe của Việt Nam, có quan hệ kinh doanh với đối tác láng giềng được phép mang hàng hóa và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hóa bằng giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ hợp lệ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn có khu kinh tế cửa khẩu được sang nước láng giềng bằng giấy thông hành biên giới hoặc giấy tờ hợp lệ khác phù hợp với điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước láng giềng có liên quan nếu được nước này đồng ý.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/07/2018.
Nguồn: Internet
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- DU KHÁCH CHƯA TIÊM NGỪA CÓ THỂ BỊ CẤM NHẬP CẢNH HOẶC TRỤC XUẤT KHỎI SINGAPORE
- NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ XIN CẤP LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CÙNG MỘT LẦN
- NHẬT BẢN NỚI LỎNG THỦ TỤC YÊU CẦU NGÔN NGỮ VỚI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
- QUY ĐỊNH MỚI TẠI KHU KINH TẾ VỀ XUẤT NHẬP CẢNH, ĐI LẠI VÀ CƯ TRÚ
- QUÁ HẠN LƯU TRÚ, DU KHÁCH CÓ THỂ BỊ CẤM NHẬP CẢNH THÁI LAN ĐẾN 10 NĂM
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Đà Nẵng Chính Thức Tiếp Nhận Hồ Sơ Visa Nhật Bản
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa