Visa (thị thực) làm việc tại Việt Nam gồm có 6 loại. Những loại visa này được cấp cho người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Cụ thể đối tượng, ký hiệu, thời hạn của visa làm việc cho người nước ngoài như thế nào? Mời bạn đọc cùng Nhị Gia cập nhật trong bài viết này!
Tóm tắt nội dung
Các loại visa làm việc tại Việt Nam
Loại visa làm việc cho người nước ngoài và ký hiệu gồm:
+ Visa cấp cho người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam. Ký hiệu: LĐ. Xem thêm tại: Visa lao động Việt Nam
+ Visa cấp cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam. Ký hiệu: DN. Xem thêm tại: Visa doanh nghiệp là gì?
Visa ký hiệu DN loại 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
+ Visa cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Ký hiệu: ĐT. Xem thêm tại: Visa đầu tư là gì?
+ Visa cấp cho người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Ký hiệu: NN1.
+ Visa cấp cho người nước ngoài là người đứng đầu văn phòng đại diện chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. Ký hiệu: NN2.
+ Visa cấp cho người nước ngoài vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của người nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện cấp visa làm việc tại Việt Nam
Để cấp visa làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài cần có:
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn thời hạn theo quy định.
+ Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
- Tổ chức mời, bảo lãnh là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức mời, bảo lãnh phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp.
+ Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Điều 21 của Luật xuất nhập cảnh Việt Nam số 47/2014/QH13.
Thời hạn của các loại visa làm việc tại Việt Nam
+ Visa ký hiệu: DN, NN1, NN2, NN3, có thời hạn không quá 01 năm.
+ Visa ký hiệu: LĐ, có thời hạn không quá 02 năm.
+ Visa ký hiệu: ĐT, có thời hạn không quá 05 năm.
Có nên tự xin visa làm việc tại Việt Nam?
Việc tự xin visa làm việc tại Việt Nam cho người nước ngoài khá phức tạp, bởi vì:
+ Bạn cần am hiểu luật pháp Việt Nam và các thủ tục pháp lý.
+ Có thời gian đi lại chuẩn bị nhiều loại giấy tờ và chờ đợi, xếp hàng tại cơ quan xuất nhập cảnh.
+ Phải nắm bắt nhiều quy định thường xuyên thay đổi và giải trình với nhân viên xuất nhập cảnh về bộ hồ sơ xin visa làm việc cho người nước ngoài.
Do đó, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tự túc xin visa làm việc hay sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ xin visa làm việc tại Việt Nam
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị dịch vụ xin visa làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, tìm được địa chỉ tin cậy và cam kết về thời gian, thủ tục pháp lý không hề đơn giản.
Dịch vụ visa Việt Nam cho người nước ngoài
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nước ngoài và công ty bảo lãnh người nước ngoài, Công ty Nhị Gia cung cấp dịch vụ xin visa làm việc tại Việt Nam. Với hơn 20 kinh nghiệm, chúng tôi là đối tác uy tín và lâu dài của đông đảo công ty, doanh nghiệp, tổ chức lớn tại Việt Nam. Đến với Nhị Gia, bạn sẽ:
+ Được tư vấn pháp lý và hướng dẫn cụ thể các loại dịch vụ.
+ Thay mặt bạn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, chờ đợi và giải trình với cán bộ nhà nước.
+ Minh bạch về thông tin, chi phí và thời gian giao nhận hồ sơ.
+ Có dịch vụ visa làm việc khẩn, cấp tốc và hồ sơ người nước ngoài mang quốc tịch khó.
Hy vọng những thông tin về visa làm việc tại Việt Nam cho người nước ngoài hữu ích với bạn. Bạn cần tìm hiểu thêm về từng loại visa, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 6654!
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa
- Visa LĐ2 cấp cho trường hợp nào? Thủ tục gồm có gì?