Người nước ngoài được cấp visa Việt Nam có thời hạn từ 01 tháng đến tối đa 12 tháng. Khi hết thời hạn cần phải làm thủ tục gia hạn visa. Bên cạnh tự túc gia hạn, người nước ngoài có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ.
Tóm tắt nội dung
Thủ tục gia hạn thị thực cho người nước ngoài
Tùy vào loại visa (thị thực) đang sử dụng mà người nước ngoài tại Việt Nam có thể xin gia hạn từ 01 tháng đến 01 năm. Thủ tục xin gia hạn visa Việt Nam, bao gồm:
+ Đơn đề nghị xin gia hạn visa Việt Nam
+ Ảnh 4x6 (2 ảnh)
+ Thời gian người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
+ Bản gốc hộ chiếu, thời hạn còn ít nhất 6 tháng
Ngoài ra, tùy vào từng loại visa mà người nước ngoài cần chuẩn bị thêm 1 số giấy tờ khác, cụ thể như sau:
Gia hạn visa công tác
+ Hồ sơ pháp lý công ty bảo lãnh.
+ Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương, nơi người nước ngoài tạm trú.
+ Giấy giới thiệu nhân viên nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh
Gia hạn visa lao động
+ Hồ sơ pháp lý công ty bảo lãnh
+ Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương, nơi người ngoại quốc tạm trú
+ Giấy giới thiệu nhân viên nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh
+ Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động
Gia hạn visa đầu tư
+ Hồ sơ pháp lý công ty bảo lãnh
+ Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương, nơi người nước ngoài tạm trú
+ Giấy giới thiệu nhân viên nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh
+ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh có thể hiện thành viên góp vốn
Gia hạn visa thăm thân
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân
+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước của thân nhân bảo lãnh người nước ngoài
+ Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương, nơi người ngoại quốc tạm trú
Lưu ý: Những giấy tờ gia hạn visa cho người nước ngoài chỉ mang tính tạm thời, có thể thay đổi theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.
Dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài tại TPHCM
Rào cản ngôn ngữ, không nắm bắt kịp các thủ tục pháp lý và quy trình xin gia hạn visa là những yếu tố chính khiến việc gia hạn visa trở nên chậm trễ, tốn nhiều công sức, thậm chí gia hạn visa không thành công.
Hiện nay, có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài. Trong đó, Nhị Gia là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu mang đến dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài tại TPHCM.
Với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực visa, Nhị Gia sẽ tư vấn và mang đến cho quý khách những giải pháp tối ưu nhất, từ đó đưa ra mức chi phí hợp lý và tiết kiệm nhất cho quý khách hàng. Cam kết tỷ lệ đậu khi gia hạn visa lên đến 99%.
Câu hỏi thường gặp khi gia hạn visa cho người nước ngoài
Hỏi: Nộp hồ sơ gia hạn visa cho người nước ngoài ở đâu TPHCM?
Trả lời: Người nước ngoài có thể tới Cục quản lý xuất nhập cảnh tại 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP HCM hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Công an TP HCM để gia hạn visa.
Hỏi: Thời gian xử lý hồ sơ gia hạn visa cho người nước ngoài tại TPHCM?
Trả lời: Theo quy định, sau 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ).
Hỏi: Gia hạn visa Việt Nam trễ có sao không?
Trả lời: Người nước ngoài muốn ở lại Việt Nam dù với mục đích gì, bắt buộc phải gia hạn visa. Nếu trễ gia hạn thị thực Việt Nam, người nước ngoài sẽ bị phạt, thậm chí bị trục xuất và cấm nhập cảnh Việt Nam theo thời hạn pháp luật quy định.
Hỏi: Có nên tự gia hạn visa không?
Trả lời: Gia hạn visa đòi hỏi cần nhiều loại giấy tờ phức tạp, chưa kể quy định về gia hạn visa thường xuyên thay đổi và cần phải am hiểu luật. Khi nộp hồ sơ gia hạn visa cho người nước ngoài cũng cần giải trình hợp lý nên bạn cần cân nhắc kỹ khi tự túc gia hạn.
Bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ gia hạn visa cho người nước ngoài tại TPHCM? Hãy liên hệ ngay với công ty Nhị Gia qua hotline 1900 6654, đội ngũ tư vấn viên có chuyên môn sẽ giải đáp mọi thắc mắc và khó khăn của bạn chi tiết và nhanh nhất.
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa
- Visa LĐ2 cấp cho trường hợp nào? Thủ tục gồm có gì?