Visa làm việc Việt Nam là gì? Đối tượng người nước ngoài nào đến Việt Nam cần loại visa này? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nhị Gia giải đáp dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Visa làm việc Việt Nam là gì? Đối tượng được cấp visa làm việc
Visa làm việc tại Việt Nam được cấp cho người nước ngoài vào làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tùy theo mục đích nhập cảnh, ký hiệu visa làm việc Việt Nam sẽ khác nhau: LV1, LV2, cụ thể:
- Visa LV1: cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Visa LV2: cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Thị thực Việt Nam ký hiệu LV1, LV2 có thời hạn không quá 12 tháng. Người nước ngoài được cấp visa làm việc LV1, LV2 được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự. Thời hạn của thẻ tạm trú ký hiệu LV1, LV2 là không quá 05 năm.
Như vậy, người nước ngoài có nhu cầu làm việc lâu dài tại Việt Nam, cần thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú theo quy định.
Các loại visa làm việc Việt Nam theo số lần nhập cảnh
Dựa theo số lần nhập cảnh Việt Nam, với thời hạn không quá 12 tháng, visa diện làm việc có thể được cấp loại 1 lần hoặc nhiều lần:
- Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
- Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
- Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
- Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
- Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
- Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần
Trình tự thủ tục xin visa làm việc Việt Nam
Bước 1: Xin Công văn nhập cảnh - mục đích làm việc
Người bảo lãnh điền thông tin vào các mẫu tờ khai, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức ký và đóng dấu theo đúng quy định.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào làm việc, gồm:
- Mẫu NA2 - Đơn xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài.
- Hộ chiếu gốc còn thời hạn theo quy định.
- Các giấy tờ chứng minh vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân,...
- Một số giấy tờ theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn
Nhân viên của doanh nghiệp, tổ chức nộp toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục quản lý xuất nhập cảnh (Lưu ý người đi nộp phải mang giấy giới thiệu của doanh nghiệp kèm Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân).
Trong trường hợp nếu xin nhận thị thực tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức phải đóng lệ phí Fax tại quầy làm thủ tục.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ từ thứ 2 đến sáng thứ 7 trong tuần (ngoại trừ Chủ Nhật và ngày lễ).
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp, tổ chức.
Trong công văn nhập cảnh Cơ quan xuất nhập cảnh ghi rõ thời gian nhập cảnh và nơi nhận thị thực của người nước ngoài.
Bước 4: Thông báo cho người nước ngoài
Khi có kết quả duyệt nhập cảnh doanh nghiệp, tổ chức thông báo cho người nước ngoài đã hoàn thành thủ tục xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Doanh nghiệp trong trường hợp này chuyển công văn cho người nước ngoài (có thể gửi thông qua bản chụp email, fax, hoặc chuyển phát nhanh) để người nước ngoài làm tiếp thủ tục dán visa Việt Nam.
Bước 5: Nhận thị thực và đóng lệ phí
Tại nơi nhận thị thực người xin cấp visa cần những giấy tờ sau:
- Hoàn thành Mẫu NA1 - Tờ khai đề nghị cấp visa, thị thực Việt Nam.
- Ảnh 4x6cm.
- Hộ chiếu gốc còn thời hạn.
- Bản copy của Công văn nhập cảnh đã được duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
- Lệ phí xin cấp thị thực (Tại phòng nhận thị thực bảng lệ phí xin cấp thị thực được niêm yết công khai).
Với những ai chọn dán visa tại sân bay thì bạn có thể thanh toán phí dán tem tại sân bay quốc tế Việt Nam.
Theo quy định hiện hành, thời gian xét duyệt cấp visa làm việc Việt Nam là khoảng 3-5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hồ sơ.
Nộp hồ sơ xin visa làm việc ở đâu?
Tại Việt Nam, công ty, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp visa làm việc cho người nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở chính.
Chí phí xin visa làm việc
Tùy vào từng loại visa cũng như giá trị thời hạn mà lệ phí có mức giá khác nhau. Mức chi phí bạn có thể bỏ ra cho visa làm việc theo Quy định về lệ phí xin cấp thị thực Visa, thẻ tạm trú,... cho người nước ngoài được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC như sau:
- Cấp thị thực có giá trị một lần: 25 USD
- Loại có giá trị đến 03 tháng (visa nhập cảnh nhiều lần): 50 USD
- Loại có giá trị từ 03 đến 06 tháng (visa nhập cảnh nhiều lần): 95USD
- Loại có giá trị từ 06 tháng đến 1 năm (visa nhập cảnh nhiều lần): 135 USD
Nhị Gia xin visa làm việc có nhanh hơn?
Hồ sơ chuẩn bị xin cấp visa làm việc cho người nước ngoài tương đối rườm rà, khiến bạn mất khá nhiều thời gian trong việc chuẩn bị và đi lại. Chính vì thế bạn nên chọn dịch vụ xin cấp visa làm việc của Nhị Gia để mọi thủ tục nhanh chóng hơn cũng như bạn sớm có được tấm vé thông hành nhanh nhất.
Với gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xin cấp visa Việt Nam, visa nước ngoài, giấy phép lao động,… Nhị Gia sẽ giúp bạn hoàn thành những thủ tục pháp lý cần thiết, hợp thức hóa giấy tờ,... để nhập cảnh theo đúng kế hoạch dự kiến.
Ngoài ra, chúng tôi còn có thể rút ngắn quá trình nhận visa của bạn. Chỉ khoảng từ 2-4 giờ là bạn đã có được công văn nhập cảnh cũng như thủ tục xin cấp visa tại sân bay. Nhị Gia còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ dán visa tại sân bay quốc tế Việt Nam, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cần thiết.
>> Hy vọng qua bài chia sẻ trên bạn đã biết được cách xin visa làm việc tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết về visa làm việc tại Việt Nam, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với công ty Nhị Gia theo số hotline 1900 6654 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.