Việc xin giấy phép lao động Việt Nam là một thủ tục hành chính phức tạp và phải thực hiện qua nhiều bước khác nhau. Sau khi có giấy phép lao động, doanh nghiệp và người lao động nước ngoài cần tiếp tục hoàn tất các thủ tục khác để được bắt đầu làm việc chính thức & lưu trú hợp pháp tại Việt Nam.
Tóm tắt nội dung
Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép lao động
Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, cần lưu ý điều sau:
Sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Chuyển đổi visa lưu trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú
Thông thường người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ nhập cảnh với loại visa Doanh nghiệp (ký hiệu DN1) hoặc visa Lao động (ký hiệu LĐ1 hoặc LĐ2). Tuy nhiên, để được cấp visa LĐ1 hoặc LĐ2 thì người nước ngoài phải có giấy phép lao động.
Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh bằng visa DN1 (được lưu trú tối đa 3 tháng), sau khi có giấy phép lao động phải chuyển đổi sang visa LĐ1 hoặc visa LĐ2 (tương ứng) để thời gian lưu trú kéo dài hơn.
Ngoài ra để kéo dài thời gian lưu trú hợp pháp tại Việt Nam, người lao động nước ngoài có thể làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú được sử dụng thay thế visa Việt Nam trong một vài trường hợp và giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thay vì phải gia hạn visa nhiều lần.
Thẻ tạm trú được cấp thường có giá trị tương đương với thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp từ các cơ quan có thẩm quyền, trong đó, thẻ tạm trú chỉ được cấp khi giấy phép lao động có giá trị tối thiểu từ 01 năm trở lên, trường hợp dưới 01 năm, người nước ngoài chỉ xin được visa lưu trú tương ứng.
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân
Người lao động nước ngoài lưu trú và làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, sau khi có giấy phép lao động, đối tượng này phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và lấy mã số thuế thu nhập cá nhân. Trình tự đăng ký thủ tục được thực hiện theo sự hướng dẫn cụ thể của Cơ quan Bảo hiểm xã hội liên quan.
Doanh nghiệp và người lao động nước ngoài cần hoàn tất các thủ tục liên quan đến hợp đồng lao động, đảm bảo việc lưu trú, làm việc tại Việt Nam là hợp pháp và tuân thủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỗ trợ dịch vụ làm giấy phép lao động hay chuyển đổi visa, làm thẻ tạm trú, gia hạn visa,... vui lòng liên hệ với Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục hồ sơ cho người nước ngoài, mọi khó khăn của Quý doanh nghiệp sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: