Visa thương mại Việt Nam - Người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích làm việc với doanh nghiệp, tổ chức hoặc chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, ký kết hợp đồng,... phải xin cấp visa thương mại (ngoại trừ các quốc gia được miễn thị thực theo quy định).
>> Trong bài viết này, hãy cùng Nhị Gia tìm hiểu: Visa thương mại là gì? Thủ tục và hồ sơ xin cấp ra sao? Chi phí xin visa là bao nhiêu?...
Tóm tắt nội dung
Visa thương mại Việt Nam là gì?
Visa thương mại Việt Nam (hay còn gọi là visa công tác/ visa doanh nghiệp) là loại visa được cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để làm việc. Tùy vào mục đích của người nước ngoài khi vào Việt Nam, visa thương mại sẽ có ký hiệu DN1 hoặc DN2 (ký hiệu cũ DN):
- Visa DN1 – cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam;
Visa thương mại/công tác Việt Nam - Ký hiệu DN1
- Visa DN2 - cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Visa thương mại/công tác Việt Nam - Ký hiệu DN2
Visa thương mại Việt Nam được cấp có thời gian sử dụng tối đa trong vòng 1 năm, mỗi lần nhập cảnh không quá 30 ngày. Theo đó, các loại visa thường được cấp cho người nước ngoài là loại một lần/nhiều lần:
- Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
- Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
- Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
- Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
- Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
- Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần
Trong trường hợp, visa thương mại sắp hết hạn mà người nước ngoài vẫn muốn tiếp tục ở lại Việt Nam thì có thể làm hồ sơ xin gia hạn visa theo quy định của Việt Nam.
Và để tiết kiệm thời gian và chi phí xin visa thương mại Việt Nam, đương đơn nên thực hiện 02 bước đơn giản như sau:
- Xem quốc tịch của bạn có thuộc danh sách các nước được miễn thị thực thương mại Việt Nam không.
- Chuẩn bị hồ sơ theo cách đơn giản nhất để xin visa thương mại Việt Nam nếu không thuộc diện miễn thị thực.
>> Dưới đây là thông tin về:
- Danh sách các nước được miễn visa thương mại Việt Nam
- Điều kiện và hồ sơ xin visa thương mại Việt Nam (trường hợp không được miễn visa)
Danh sách các nước được miễn visa thương mại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân 13 quốc gia (bao gồm mục đích nhập cảnh thương mại) với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày, khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo Nghị Quyết số 32/NQ-CP - hiệu lực thi hành từ 15/03/2022):
Quốc gia | Thời gian miễn thị thực tối đa | Thời gian áp dụng |
Đức | 15 ngày | Đến hết 14/3/2025 (và được xem xét gia hạn theo quy định) |
Pháp | ||
Ý | ||
Tây Ban Nha | ||
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len | ||
Nga | ||
Nhật Bản | ||
Hàn Quốc | ||
Đan Mạch | ||
Thụy Điển | ||
Na-uy | ||
Cộng hòa Phần Lan | ||
Cộng hòa Bê-la-rút |
Ngoài ra, các trường hợp sau cũng được miễn visa thương mại Việt Nam:
- Công dân các nước Asean (miễn thị thực song phương): Brunei, Myanmar (14 ngày); Philippines (21 ngày) và Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Lào (30 ngày).
- Người sở hữu thẻ doanh nhân Apec: miễn thị thực 90 ngày.
LƯU Ý: Quy định về khoảng cách 30 ngày giữa hai lần nhập cảnh Việt Nam theo diện miễn thị thực đã được bỏ (Sửa đổi và bổ sung tại Điều 20 Luật số 51/2019/QH14).
Điều kiện xin visa thương mại Việt Nam (visa DN1, visa DN2)
Nếu bạn không thuộc diện miễn thị thực thương mại Việt Nam, bạn cần xin visa và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.
*Khi đề nghị cấp thị thực thương mại Việt Nam đối với một số trường hợp đặc biệt, người nước ngoài phải có các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh.
Công văn nhập cảnh Việt Nam mục đích thương mại
Người nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam với mục đích thương mại thì bước đầu tiên cần chuẩn bị là xin công văn nhập cảnh. Hồ sơ cần thiết bao gồm:
Hồ sơ công ty bảo lãnh:
- Giấy phép kinh doanh công ty bảo lãnh.
- Giấy ủy quyền.
- Thư mời công tác.
Hồ sơ đương đơn: Hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn.
Mẫu đơn theo quy định:
- Mẫu NA2 - Đơn xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam.
- Mẫu NA16 - Đơn đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan Xuất nhập cảnh.
- Giấy giới thiệu.
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu.
Thời gian xét duyệt công văn nhập cảnh Việt Nam theo quy định là tối đa không quá 5 ngày làm việc. Tùy vào quốc tịch hoặc tình trạng đặc biệt của hồ sơ, thời gian xét duyệt có thể kéo dài từ 7-10 ngày làm việc.
Khi đã có Công văn nhập cảnh, doanh nghiệp có thể gửi thông báo qua bản chụp email, fax, chuyển phát nhanh,... để người nước ngoài hoàn thành tiếp thủ tục dán visa.
>> Trường hợp quý khách hàng gặp vướng mắc trong quá trình xin công văn nhập cảnh mục đích thương mại, Nhị Gia luôn sẵn sàng hỗ trợ, bao gồm: Tư vấn thủ tục, Hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu, Hỗ trợ nộp/theo dõi tiến trình hồ sơ/ nhận visa/đặt vé máy bay,... (theo nhu cầu). Hãy liên hệ 1900 6654 để được hỗ trợ!
Một số câu hỏi thường gặp
Nộp hồ sơ xin visa thương mại ở đâu?
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn có thể mang hồ sơ xin cấp visa thương mại đến Cục xuất nhập cảnh - Bộ công an theo một trong hai địa điểm sau để nộp:
- Cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ công an.
Tp. Hồ Chí Minh: Số 333-335-337 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1.
Tp. Hà Nội: Số 44 đường Trần Phú, quận Ba Đình.
- Phòng quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh/thành phố nơi người nước ngoài tạm trú.
Hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900 6654 để đội ngũ chuyên viên visa Việt Nam tại Nhị Gia hỗ trợ khách hàng tư vấn - hoàn tất thủ tục xin visa thương mại theo trường hợp cụ thể!
Xin visa thương mại Việt Nam mất bao lâu?
Nếu hồ sơ xin visa thương mại của bạn đủ điều kiện, đầy đủ và hợp lệ thì Cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy hẹn trả kết quả cho người nộp. Thông thường, thời gian cấp visa thương mại Việt Nam là không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Xin visa thương mại Việt Nam bao nhiêu tiền?
Lệ phí dán visa thương mại Việt Nam nộp bằng USD có mức dao động từ 25-135$, tùy vào thời gian lưu trú mong muốn và quốc tịch của người nước ngoài. Cụ thể:
Loại visa | Lệ phí |
Cấp thị thực có giá trị một lần: visa 1 tháng 1 lần, visa 3 tháng 1 lần | 25 USD |
Cấp thị thực có giá trị nhiều lần: | |
Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần | 50 USD |
Visa trên 3 - 6 tháng nhập cảnh nhiều lần | 95 USD |
Visa 6 tháng - 1 năm nhập cảnh nhiều lần | 135 USD |
Lưu ý: Trong trường hợp, hồ sơ của bạn bị từ chối. Bạn sẽ chỉ được nhận lại hộ chiếu và các giấy tờ gốc, tổ chức thu phí/lệ phí sẽ không được hoàn trả số tiền lệ phí đã thu.
Gia hạn visa thương mại như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, khi visa thương mại sắp hết hạn, nhưng người nước ngoài vẫn muốn tiếp tục ở lại Việt Nam thì cần làm thủ tục gia hạn visa thương mại.
Theo quy định về quản lý xuất nhập cảnh thì tổ chức (bao gồm công ty, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện,...) có quyền bảo lãnh cho nhà đầu tư nước ngoài gia hạn visa, gia hạn tạm trú tại Việt Nam với các mục đích thương mại.
Hồ sơ gia hạn visa thương mại Việt Nam cho người nước ngoài, bao gồm:
- Hộ chiếu gốc
- Mẫu NA5 đơn xin gia hạn visa theo quy định
- Giấy đăng ký tạm trú
- 02 hình 4x6 cm
- Giấy phép kinh doanh công ty bảo lãnh
- Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu
Thời hạn gia hạn của visa thương mại chỉ được tối đa 3 tháng. Nếu người nước ngoài muốn lưu trú và sinh sống tại Việt Nam nhiều hơn thời hạn này, bắt buộc phải cung cấp được hồ sơ chứng minh mục đích tiếp tục ở lại.
Phí gia hạn visa thương mại Việt Nam bao gồm phí xin cấp visa thương mại (ở trên) và phí gia hạn lưu trú: 10 USD.
Có nên tự ý làm visa thương mại không?
Bạn không nên tự ý làm visa thương mại Việt Nam. Lý do là vì:
- Ngoài các hồ sơ quy định như trên, bạn phải cung cấp thêm khá nhiều giấy tờ để chứng minh mục đích nhập cảnh.
- Những quy định về visa thương mại và gia hạn visa thương mại thường xuyên thay đổi, cần phải có sự am hiểu luật.
- Hồ sơ của bạn có thể bị từ chối nếu không cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết.
- Tốn nhiều thời gian cũng như công sức của khách hàng.
Có dịch vụ làm visa thương mại Việt Nam trọn gói không?
Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn địa chỉ nào uy tín để làm visa thương mại Việt Nam thì Nhị Gia là gợi ý tốt nhất dành cho bạn:
- Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực visa Việt Nam và nước ngoài: visa đầu tư, visa thăm thân, visa thương mại, visa du học, visa làm việc, visa lao động, visa du lịch,...
- Được khách hàng trên toàn quốc đánh giá cao, tin tưởng và sử dụng dịch vụ từ năm 2006 tới nay.
- Luôn đưa ra các giải pháp tối ưu nhất giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được gói dịch vụ phù hợp.
- Chi phí tiết kiệm nhất thị trường, không qua trung gian, không chi phí phát sinh.
- Giúp khách hàng tiết kiệm được đáng kể thời gian cũng như công sức.
- Miễn phí tư vấn visa và các thủ tục hồ sơ, dịch vụ liên quan như: Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, công văn nhập cảnh,… (khi có nhu cầu)
>> Để biết thêm thông tin chi tiết về visa thương mại, quý khách hãy liên hệ với công ty Nhị Gia theo số hotline: 1900 6654; email: info@nhigia.vn hoặc địa chỉ: 186-188 Nguyễn Duy, phường 09, quận 08, Tp HCM.
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa
- Visa LĐ2 cấp cho trường hợp nào? Thủ tục gồm có gì?