Quy định mới của Luật xuất cảnh, nhập cảnh, công dân Việt Nam có thể làm hộ chiếu bất cứ nơi nào trong nước mà không cần phải về địa phương thường trú hoặc đang tạm trú.
Có thể làm hộ chiếu bất cứ đâu tại Việt Nam
Trước đây, để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, người dân phải đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú hoặc đang tạm trú. Nếu muốn đăng ký tại nơi tạm trú thì bắt buộc phải có sổ KT3.
Hộ chiếu phổ thông Việt Nam
Ngày 22/11/2019, Quốc hội đã thông qua Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, trong đó có quy định nổi bật là nếu có thẻ căn cước công dân thì công dân có thể thực hiện làm hộ chiếu tại bất kỳ cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi nhất mà không yêu cầu sổ KT3 đối với nơi tạm trú.
Cụ thể tại Khoản 3, Điều 15 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019:
- Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020.
Một số điểm mới khác của Luật xuất cảnh, nhập cảnh
Theo quy định mới, hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người được cấp. Được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử.
Hộ chiếu có gắn chíp điện tử
Các loại hộ chiếu sẽ được gắn chíp điện tử bao gồm:
- Hộ chiếu ngoại giao;
- Hộ chiếu công vụ;
- Hộ chiếu phổ thông.
Đồng thời, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cũng bổ sung các quy định về trường hợp cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn. Các đối tượng được cấp bao gồm:
- Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay.
- Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu.
- Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tề về việc nhận trở lại công dân.
- Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.
Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020.
Trích nguồn: Thư viện pháp luật
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Đà Nẵng Chính Thức Tiếp Nhận Hồ Sơ Visa Nhật Bản
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa