Căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014 và Điều 5 Luật đất đai năm 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở, đất đai tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn là Việt kiều nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam sẽ có những hạn chế nhất định.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013 (Luật số: 45/2013/QH13)
- Luật Nhà ở năm 2014 (Luật số: 65/2014/QH13)
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP - Hướng dẫn luật nhà ở
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà, đất ở Việt Nam không?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là chỉ: công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà, đất ở Việt Nam không?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) có được mua nhà, đất ở Việt Nam không? Câu trả lời là CÓ, cụ thể như sau:
- Trích Khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở 2014: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam”.
- Trích Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam’.
Điều kiện để Việt Kiều mua nhà đất tại Việt Nam?
Mặc dù thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở, đất đai tại Việt Nam. Tuy nhiên, để được công nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
- Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam (trích Khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014);
- Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (trích Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014).
Nếu có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định như trên thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (quy định chi tiết tại Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014).
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần giấy tờ gì để chứng minh thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có các giấy tờ để chứng minh?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP - Hướng dẫn luật nhà ở”, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có các giấy tờ theo quy định như sau:
- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam: phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài:
+ Phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu; và
+ Kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam;
+ Hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp (hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam).
Hạn chế của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi chưa có giấy tờ xác định quốc tịch Việt Nam
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu đáp ứng đủ các điều kiện và có đầy đủ giấy tờ chứng minh theo quy định sẽ được quyền sở hữu nhà ở, đất đai tại Việt Nam như người trong nước.
Tuy nhiên, nếu KHÔNG có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam), đương đơn sẽ được áp dụng quy định về mua, sở hữu nhà ở như cá nhân người nước ngoài và bị một số hạn chế nhất định:
- Hạn chế về khu vực: Chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (trích Khoản 1 Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP);
- Hạn chế về số lượng nhà ở: Chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; Và sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án theo trường hợp cụ thể. (xem chi tiết tại Khoản 3, 4 Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP);
- Hạn chế về thời gian sở hữu: Được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy Chứng nhận (trích Khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP).
>> Hotline tư vấn miễn phí và giải đáp thắc mắc liên quan 1900 6654 - 0906 736 788
Đăng ký nhận tư vấn về các thủ tục cho Việt Kiều tại Việt Nam
Như vậy, có thể thấy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được hưởng quyền về nhà ở, đất đai như người Việt Nam trong nước nếu có đầy đủ các giấy tờ chứng minh theo Luật quy định. Trường hợp, bạn chưa có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, vui lòng theo dõi các thông tin sau:
- Các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam - cập nhật 2022
1900 6654 - Hotline nhận tư vấn các thủ tục cho Việt Kiều tại Việt Nam
Quý khách hàng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang gặp khó khăn về các thủ tục liên quan: đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam, xin cấp hộ chiếu, tư vấn về quyền lợi của mình tại Việt Nam,... Vui lòng liên hệ trực tiếp với Nhị Gia qua thông tin sau:
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhị Gia
- Hotline: 1900 6654 - 0906 736 788
- Email: info@nhigia.vn
- Địa chỉ: 186-188 Nguyễn Duy, phường 09, quận 08, TP.HCM
>> Đội ngũ chuyên viên tại Nhị Gia sẽ giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho Quý khách hàng!
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Đà Nẵng Chính Thức Tiếp Nhận Hồ Sơ Visa Nhật Bản
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa