Giấy miễn thị thực cho người nước ngoài hay còn được gọi “ visa Việt Nam 5 năm”. Thời hạn của loại giấy tờ này lên đến 5 năm và có sự khác biệt về đối tượng cấp nên nhiều người thường nhầm lẫn. Cụ thể những điều cần biết về giấy miễn thị thực sẽ được đề cập trong bài viết này!
Tóm tắt nội dung
Giấy miễn thị thực là gì?
Giấy miễn thị thực là loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam, cấp cho người nước ngoài gốc Việt hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
Giấy miễn thị thực giống như một loại thị thực (visa) dài hạn, người sở hữu loại giấy tờ này được phép nhập cảnh vào Việt Nam bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn 5 năm được cấp.
Lưu ý quan trọng về giấy miễn thị thực
Dưới đây là một số lưu ý không thể bỏ qua khi có dự định làm thủ tục và sử dụng giấy miễn thị thực.
Khác biệt giữa trường hợp miễn thị thực và được cấp giấy miễn thị thực
Thực tế rất nhiều người nhầm lẫn giữa trường hợp miễn thị thực và trường hợp được cấp giấy miễn thị thực. Theo Điều 12, Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, các trường hợp miễn thị thực:
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
4. Các trường hợp được đơn phương miễn thị thực theo quy định tại Điều 13 của Luật này. Điều 13 quy định như sau:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ.
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
5. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 5 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
6. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.
7. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Chỉ có trường hợp thứ 7 - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (người nước ngoài gốc Việt) có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ sẽ đủ điều kiện để được cấp giấy miễn thị thực.
Ví dụ: Người nước ngoài có hộ chiếu Thái Lan có thể nhập cảnh vào Việt Nam không cần thị thực (theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên). Tuy nhiên, họ chỉ được phép cư trú tại Việt Nam 30 ngày. Trường hợp này được miễn thị thực nhưng không được cấp giấy miễn thị thực.
Phân biệt thời hạn và thời gian cư trú của giấy miễn thị thực
Thời hạn của giấy miễn thị thực là 5 năm, nhưng không giống thẻ tạm trú bạn có thể cư trú tại Việt Nam suốt thời gian này. Mỗi lần nhập cảnh chỉ được phép cư trú tối đa 6 tháng (180 ngày). Hết thời gian 6 tháng, bạn phải xuất cảnh hoặc gia hạn tạm trú nếu muốn tiếp tục ở lại Việt Nam.
Gia hạn tạm trú khi sử dụng giấy miễn thị thực
Như đã nói ở trên phải gia hạn tạm trú nếu muốn ở lại Việt Nam, thời gian gia hạn tạm trú không quá 180 ngày. Ngoài ra, bạn cần được bảo lãnh và giải trình kỹ càng lý do gia hạn, mục đích ở lại với nhân viên xuất nhập cảnh.
Lưu ý về hộ chiếu khi làm giấy miễn thị thực
Đặc biệt lưu ý đến thời hạn của hộ chiếu, tốt nhất hộ chiếu nên còn thời hạn trên 5 năm. Bởi vì, thời hạn giấy miễn thị thực được cấp sẽ ít hơn thời hạn hộ chiếu 06 tháng.
Trên đây là toàn bộ điều cần chú ý khi xin cấp giấy miễn thị thực cho người nước ngoài. Bạn muốn cung cấp thêm thông tin hoặc chưa rõ ràng nội dung nào, hãy liên hệ ngay với Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654. Đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn!
- Visa Việt Nam với tổ chức nước ngoài (visa NN1, NN2, NN3)
- Visa SQ là gì? Đối tượng được cấp Visa Việt Nam ký hiệu SQ
- Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Đà Nẵng Chính Thức Tiếp Nhận Hồ Sơ Visa Nhật Bản
- Trách Nhiệm Của Người Nước Ngoài Và Các Cơ Sở Lưu Trú Trong Việc Mời Bảo Lãnh Người Nước Ngoài
- Visa doanh nghiệp DN2: Đối tượng, điều kiện và thủ tục cấp visa