Một trong những quy định mới nổi bật của Nghị định 152/2020/NĐ-CP là việc cấp lại giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, một số trường hợp cấp lại giấy phép lao động được sửa đổi và bổ sung so với Nghị định 11/2016/NĐ-CP sau khi Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2020.
Việc cấp lại giấy phép lao động thường được áp dụng cho những trường hợp đã được cấp mới lần đầu và vì một số lý do dẫn đến việc thay đổi của giấy phép lao động đã được cấp, thì có thể tiến hành xin cấp lại theo quy định.
Trước đây, theo quy định của Bộ luật Lao động 2012, cùng Nghị định 11/2016/NĐ-CP, thì các trường hợp sau được xin cấp lại giấy phép lao động, gồm:
- Giấy phép lao động bị mất còn hạn.
- Giấy phép lao động bị hỏng còn hạn.
- Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động.
- Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Tuy nhiên, có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, Nghị định 152/2020/NĐ-CP được ban hành ngày 30/12/2020, quy định 03 trường hợp được cấp lại giấy phép lao động cụ thể:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
- Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Để tìm hiểu thêm các quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hay sử dụng dịch vụ liên quan đến giấy phép lao động cho người nước ngoài: cấp mới, cấp lại, gia hạn và xác nhận miễn giấy phép lao động, hãy liên hệ ngay với Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654.
- Visa điện tử (visa EV) Việt Nam cho người nước ngoài
- Hướng dẫn xin thị thực du học (Visa du học Việt Nam) cho người nước ngoài
- Visa Mỹ B1 B2 là gì? Chi tiết hồ sơ thủ tục xin visa Mỹ B1 B2 năm 2023
- Quyết định nâng thời hạn thị thực điện tử (e-visa) từ 30 ngày lên 90 ngày mới nhất
- Dịch vụ visa Hồng Kông mới nhất năm 2023