Nghị định 12/2022/NĐ-CP - Phạt đến 75 triệu đồng đối với hành vi sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

Ngày đăng: 07/02/2022



Cập nhật thông tin mới nhất về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022. Vậy, sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động xử phạt như thế nào? Cùng Nhị Gia tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này:

Cơ sở pháp pháp lý

Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022 và thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020.

Xử phạt hành vi sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

Cụ thể, Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;

b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người lao động nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam khi vi phạm quy định tại Nghị định này: 

  • Không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
  • Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

Thông tin về thủ tục cấp giấy phép lao động năm 2022

Hơn 93.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam

Thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, hiện cả nước có hơn 93.000 lao động nước ngoài thuộc diện được cấp giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam. Lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…).

Thời gian qua, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phần lớn các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt vị trí nhà quản lý hoặc chuyên gia dự án tại các công trình trọng điểm. Tuy nhiên, Chính Phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều chính sách và nỗ lực nhằm thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Trong năm 2022 này, ngành LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục chú trọng - đẩy mạnh thực hiện công tác cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Nhị Gia hỗ trợ 100% thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Theo đó, để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và cả người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, Nhị Gia cung cấp các dịch vụ: cấp mới, cấp lại, gia hạn và xin giấy xác nhận miễn giấy phép lao động trọn gói. Bao gồm việc hỗ trợ hoàn tất 100% thủ tục giấy tờ cần thiết cho người nước ngoài: Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe,....

Trường hợp người lao động đã có giấy phép lao động vẫn tiếp tục làm việc mà giấy phép đã hết hạn. Nhị Gia hướng dẫn hồ sơ gia hạn giấy phép lao động và hỗ trợ thực hiện thủ tục cho khách hàng theo từng trường hợp cụ thể.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Nhị Gia tự tin là đối tác tin cậy có thể xử lý hầu hết các trường hợp hồ sơ khó, khẩn cho doanh nghiệp và người nước ngoài.

Về quy trình thủ tục dịch vụ giấy phép lao động tại Nhị Gia

  • Tư vấn các quy định hiện hành và tài liệu, giấy tờ cần chuẩn bị;
  • Soạn thảo văn bản, biểu mẫu và hoàn thiện cho khách hàng;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục (nếu có);
  • Hỗ trợ thực hiện nhu cầu tuyển dụng lao động, báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thông tin và đăng ký dịch vụ

  • Trụ sở chính: 186-188 Nguyễn Duy, Phường 09, Quận 08, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900 6654 hoặc 0906 736 788
  • Email: info@nhigia.vn
  • Website: https://nhigia.vn

Quý khách hàng có bất kỳ thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ cho chuyên gia tư vấn hồ sơ giấy phép lao động của Nhị Gia để được hướng dẫn kịp thời!

Đánh giá: 5/5 trong 500 Đánh giá