Theo quy định tại Nghị định mới 152/2020/NĐ-CP năm 2020 và có hiệu lực 15/02/2021: “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.”
Tóm tắt nội dung
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp
Giấy phép lao động là điều kiện để người lao động/ người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp được miễn giấy phép lao động theo luật định). Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp cụ thể:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài
Theo quy định của nhà nước hiện hành, khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì cả người nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài đều bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động theo Luật lao động quy định:
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ cấp mới, gia hạn, giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Chính phủ có quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp cho từng trường hợp: Cấp mới, cấp lại giấy phép lao động, gia hạn hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài làm việc phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục giấy phép lao động. Tuy nhiên, điều kiện và thủ tục hồ sơ cho mỗi diện phức tạp và mất nhiều thời gian.
Để tiết kiệm thời gian và giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp, Nhị Gia cung cấp dịch vụ giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam trọn gói và nhanh chóng nhất. Nhị Gia hỗ trợ tư vấn các giải pháp tối ưu nhất cho quý khách hàng trong tất cả các trường hợp.
- Cam kết: “Dịch vụ trọn gói - tiết kiệm - nhanh chóng.”
- Báo giá một lần và không phát sinh phí.
- Hỗ trợ xử lý hồ sơ khó, hồ sơ khẩn.
- Bảo mật thông tin cho khách hàng.
- Ký kết hợp đồng minh bạch, xuất hoá đơn VAT đúng dịch vụ.
Nhị Gia với gần 20 năm kinh nghiệm lĩnh vực dịch vụ thủ tục hồ sơ cho người nước ngoài tại Việt Nam. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 6654 để được chuyên gia tư vấn!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: